Thứ Hai, 9 tháng 6, 2014

Ung thư cổ tử cung có chết không

Trao đổi với Phòng Khám Đa Khoa 3 tháng 2, bác sĩ chuyên khoa ngoại khoa Bạch Vân, khẳng định, khó nhận biết do không gây đau và không có những dấu hiệu khác lạ chính là đặc điểm nguy hiểm nhất của căn bệnh ung thư cổ tử cung.


Ung thư cổ tử cung

                        Virus HPV


Trên toàn thế giới, hàng năm có khoảng 530.232 trường hợp mắc mới ung thư cổ tử cung được chẩn đoán, chiếm 8.8% các trường hợp ung thư ở phụ nữ, và khoảng 275.008 phụ nữ (51.9%) chết vì ung thư cổ tử cung. Tại Việt Nam, hàng năm có khoảng trên 5.000 trường hợp mắc mới và trên 2.000 trường hợp tử vong do ung thư cổ tử cung

Bác sĩ Bạch Vân cho biết, nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung là loại virus có tên Human papillomavirus (viết tắt: HPV). Virus này thường gây nhiễm ở phụ nữ có độ tuổi từ 30 đến 60 đã qua quan hệ tình dục.

Các xét nghiệm gần đây, cho thấy, HPV có mặt trong 99,7% các trường hợp ung thư cổ tử cung. Virus này có 150 chủng khác nhau, trong đó khoảng 40 chủng lây truyền qua đường tình dục và có thể gây nên tổn thương ở âm hộ, âm đạo, cổ tử cung và dương vật… Đặc biệt, chủng 16 và 18 là thủ phạm gây ung thư cổ tử cung.

"HPV dễ bị lây nhiễm hơn cả HIV, bởi ngoài lây truyền qua đường tình dục, virus này nhiễm trực tiếp qua da  trong những trường hợp dùng chung quần áo, dụng cụ cắt móng tay… Tại Viêt Nam, mỗi ngày có 17 phụ nữ được chẩn đoán ung thư cổ tử cung và 9 người chết vì căn bệnh này", bác sĩ Bạch Vân cho biết.

Từ các nghiên cứu thực tiễn, các bác sĩ Bệnh viện Ung Bướu TP HCM, cho rằng, với loại virus này, việc dùng bao cao su tỏ ra không hữu hiệu. Tuy nhiên hiện nay, phương pháp thử nghiệm tế bào cổ tử cung đã có thể giúp phát hiện ung thư ngay từ lúc bệnh mới hình do virus HPV. Chính vì thế, những phụ nữ đã có quan hệ tình dục hoặc trong độ tuổi dễ nhiễm bệnh, cần đến các bệnh viện chuyên khoa phụ sản mỗi năm ít nhất 1 lần để thăm khám để sớm khắc chế lây lan.

Mỗi ngày có 7 phụ nữ chết vì ung thư cổ tử cung


Dấu hiện đầu của ung thư cổ tử cung

Theo bác sĩ Lê Quang Thanh, tại Việt Nam, ung thư cổ tử cung đứng hàng thứ hai trong ung thư phụ khoa. Bình quân mỗi năm có 5.100 phụ nữ mắc mới, và bình quân mỗi ngày có 7 phụ nữ trong nước tử vong do căn bệnh này.

Tuổi phát hiện bệnh nhiều nhất là từ 45 trở đi. Bởi bình quân sau khi nhiễm vi rút HPV (vi rút gây ung thư cổ tử cung) từ 10 - 15 năm thì tổn thương do bệnh mới xuất hiện.

Biểu hiện tổn thương tại tử cung có thể là chồi, sùi, loét, dễ chảy máu, hoặc tiết dịch hôi… chính là dấu hiệu đầu của ung thư cổ tử cung

Không phải ai nhiễm vi rút HPV cũng đều dẫn đến ung thư cổ tử cung, mà 80% trong số nhiễm vi rút này sẽ tự khỏi bệnh.

HPV có nhiều tuýp, nhưng đáng ngại nhất là tuýp 16 và 18 - hai tuýp này chiếm 70% các trường hợp ung thư cổ tử cung.

Theo các bác sĩ, trước đây các xét nghiệm tầm soát bệnh đơn thuần là PAP (phết tế bào âm đạo). Nay có thêm xét nghiệm HPV DNA. Xét nghiệm khuyến cáo làm ở độ tuổi 30 - 35, nhằm phát hiện bệnh sớm.

Theo một số bác sĩ, tính đến thời điểm hiện nay, uống văcxin có chức năng chống nhiễm và tái nhiễm virus HPV vẫn được xem là phương pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất. Tại Việt Nam, Gardasil và Cervarix là hai loại văcxin có thể khắc chế được đến 99% sự tấn công của HPV gây ung thư cổ tử cung.

Với những tiến bộ của y khoa hiện đại, căn bệnh này có thể được chữa khỏi nếu bệnh được phát hiện sớm. Tuy nhiên ở giai đoạn muộn UTCTC lại rất khó chữa. Kể từ khi xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung (xét nghiệm tế bào học cổ tử cung hay còn gọi là xét nghiệm Pap) ra đời và ứng dụng rộng rãi trong cộng đồng thì tỷ lệ ung thư cổ tử cung đã giảm một cách đáng kể.

Có thể nói, nhờ có các công cụ chẩn đoán sớm chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát căn bệnh UTCTC nguy hiểm. Mỗi phụ nữ hãy quan tâm hơn đến sức khỏe của mình bằng cách khám phụ khoa và làm xét nghiệm UTCTC định kỳ.

Với những thông tin trên nếu bạn còn thắc mắc.Bạn có thể nhấp vào nút Tư Vấn Online bên dưới hoặc gọi số (08) 3960 9999 để được tư vấn thêm.


lien-he-online

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét